Đình Thần Thắng Tam – Nguồn gốc hình thành – Phần 2
Du lịch Vũng Tàu: Đình Thần Thắng Tam – Nguồn gốc hình thành – Phần 2 :Để thưởng công, nhà Vua cấp những phần đất cho họ đã khai phá để họ được ở lại làm ăn luôn. Ba làng mới lập được miễn hết các sắc thuế.
Như trên đã nói, ba đội quân được phái tới đây làm nhiệm vụ bảo vệ đường thủy vào Gia Định ( Sài Gòn ) cản phá các cuộc xâm kịch của bọn hải tặc Mã Lai và Tàu Ô, gìn giữn an ninh cho dân chúng trong vùng, lúc đầu là những người lính biên phòngdo ba viên suất đội chỉ huy. Đội thứ nhất do viên đội Phạm Văn Dinh là người có chức quyền, uy thế và tuổi tác cao chỉ huy được cả hai người kia. là quân nhân trở về đời sống dân sự, họ vẫn còn giữ nề nếp cũ, lối sống và làm ăn qui củ, kỷ luật. Ba làng thành lập, phát triển và thịnh vượng mau. Làng thứ nhất của đội quân thứ nhất do ông Phạm Văn Dinh chỉ huy được đặt tên là làng Thắng Nhất, làng thứ hai do ông Lê Văn Lộc chỉ huy lấy tên là làng Thắng Nhì, làng thứ ba do ông Ngô Văn Huyền chỉ huy lấy tên là làng Thắng Tam. Làng “nhà Linh” không khỏi có chút ít quân sự, lập trong vòng thành lũy, xây trên triền núi, địa thế dễ phòng thủ, khó công hãm, dấu vết ngày nay vẫn còn. Làng ở tiền đồn đứng mũi chịu sào là nơi hiện nay có cỗ đại bác ở đài dây thép ( Bưu điện ). Làng thứ hai là một đồn lũy hồi người Pháp đến vẫn còn, đã chống cự với giặc và bị san phẳng, nhường chỗ cho chúng xây cất biểu hiện uy quyền của bọn thực dân : Biệt thự toàn quyền Đông Dương hồi ấy gọi là “ Chánh Soái”. Làng thứ ba tọa lạc tại bệnh xá Ghềnh rái, nơi về sau bị phá đi làm con đường vòng núi chạy ngang tiểu cảng.
Các cụ già ở Thắng Tam cho biết thêm : sau khi triều đình ban sắc phong thần cho ba ông đội của ba làng ( Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam ) thì ba làng đều cử những vị kỳ lão có thành tích, uy tín với dân ra tận triều đình ( Huế ) để nhận sắc phong. Thuở ấy đường bộ gian nan họ phải đi nhờ ghe của dân đáng cá miền Trung, hai làng Thắng Nhất và Thắng Nhì thấy chờ quá lâu ở kinh thành đã trở về, còn các vị bô lão Thắng Tam kiên trì chờ nên đã nhận được sắc, tính ra họ đi về và chờ đợi đúng 6 tháng , khi Thắng Tam rước được sắc về hai làng Thắng Nhất và Thắng Nhì cho rằng Thắng Tam rước cả sắc Vua ban cho thánh làng mình nên đã đến Thắng Tam đòi sắc của ông đội làng mình. Thắng Tam không chịu, sau cùng đem sắc ra xem thì trong sắc đề là “ Thắng Tam phụng sự” nên hai làng kia đành chịu và đìng của hai làng chỉ thờ bài vị còn đình Thắng Tam thờ cả ban đạo sắc. đó là truyền thuyết và trí nhớ dân gian , hiện nay các đạo sắc không còn và ở di tíchcũng không có di vật nào chứng minh cho truyện trên ngoại trừ lòng dân địa phương.
Xem thêm: Đình Thần Thắng Tam – Nguồn gốc hình thành – Phần 1, Đình Thần Thắng Tam – Nguồn gốc hình thành – Phần 3, ĐÌNH THẦN THẮNG TAM Phong Tục Hội Hè , Đình Thần Thắng Tam – Kiến trúc – Phần 1.