Niết Bàn Tịnh Xá Nghệ thuật Kiến trúc – Phần 2
Niết Bàn Tịnh Xá Nghệ thuật Kiến trúc – Phần 2
+ Cấp 4 : ( tầng 3 ) : Là phòng tiếp khách.
Di tích Niết Bàn Tịnh Xá được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ này ( 1960 ). Do đó tất cả các hiện vật trong di tích đều không có niên đại lâu năm nhưng ở mỗi hiện vật đều thể hiện giá trị nghệ thuật cao.
+ Phù điêu kỳ lân bay ( khảm ghép mảnh sứ nhiều màu ).
+ Lai bồng ( khảm ghép mảnh sứ nhiều màu .
+ Lọng che : Hình bát giác, chất liệu bằng đồng thau ; xung quanh lọng được gắn bởi nhiều thanh dài tạo thành rèm lọng, cuối thanh được gắn bởi những chuông nhỏ, lọng được sản xuất tại Nhật Bản.
+ Lư hương ( 2 cái được sản xuất khoảng năm 1960. Lư bằng chất liệu sứ tráng men trắng, đường kính 0,6m, cao 0,5m xung quanh lư hương có vẽ những hoa văn màu xanh nước biển.
+ Bình cắm hoa : Bình này sản xuất cùng thời đại lư hương, bình cao 0,8m ; đường kính thân 0,4m ; chất liệu bằng sứ tráng men trắng, trên thân bình vẽ cảnh thiên nhiên núi đồi và chim bằng men màu xanh.
+ chuông treo ( Đại Hồng Chung ): Hình dáng chuông này giống như chuông được đúc tại Nhật Bản, quai chuông là hai con rồng bám vào thân chuông. Chuông cao 2m ; chu vi 3,8m. Chuông nặng 3,5 tấn. Tất cả các chữ chạm khắc trên chuông được khắc nổi chữ Phạn ( Ấn Độ ), chữ Hán và các tượng Phật như : Phật Thích Ca, Phật Di Lặc, Di Đà, Địa Tạng, Phật Bồ Tát, thân chuông được đúc rộng hơn vai chuông và tai chuông loe ra. Trên tai chuông được chạm khắc nổi các hoa văn hình sóng và bông sen cách điệu. Chuông có 4 núm hình hoa cúc chạm nổi. Chuông có tất cả 14 khuôn gồm vai chuông và thân chuông 8 khuôn. Trên vai chuông được khắc các hoa văn cách điệu giống nhau chạy xung quanh từng khuôn, thân chuông chạm nổi các hình tượng của các vị Phật và chữ Phạn, Chữ hán xung quanh. Ở đây mỗi hình ảnh của mỗi vị Phật được cách điệu bởi những hoa văn hình học và thân chuông có 4 núm hình bông cách đều nhau. Trên chuông tất cả các nét khắc nổi và kỹ thuật đúc chuông ở một nghệ thuật cao vì các nét hoa văn của các hình và chữ được trau chuốt và nổi rõ trên chuông.
+ Chuông để bàn : 05 cái.
Thời gian chuông này cùng thời gian với chuông Đại Hồng Chung của chùa vì chất liệu giống nhau và các chữ khắc chạm trên thân chuông thì được chạm chìm vào thân, đa số các chữ khác là chữ Phạn ( Ấn Độ ). Hình dáng chuông giống như lư hương và được sử dụng bằng dùi gõ vào thân chuông, miệng chuông được quay ngược lên và được đặt trên một bệ bằng vải dầy.
Xem thêm: Niết Bàn Tịnh Xá Lịch sử hình thành, Niết Bàn Tịnh Xá Nghệ thuật kiến trúc – Phần 1, NHÀ LỚN LONG SƠN.
Nguồn: Sưu tập